Kiểm kê nguồn diện là gì? Nguồn diện trong kiểm kê được thực hiện như thế nào? Hãy cùng MÔI TRƯỜNG ENVISAFE tìm hiểu thông qua bài viết “Hướng dẫn chi tiết kiểm kê nguồn diện” dưới đây nhé!

Kiểm kê khí nhà kính

I. ĐỐI TƯỢNG, THÔNG SỐ KIỂM KÊ NGUỒN DIỆN

1. Đối tượng kiểm kê nguồn diện

  • Nguồn diện: trong khuôn khổ tài liệu này, nguồn diện là các nguồn phát thải các chất gây ô nhiễm vào khí quyển tại một khu vực cụ thể, phát sinh từ các hoạt động của con người, bao gồm các nguồn phát thải rời rạc, các nguồn phát thải không ổn định, có thể xác định được vị trí. Ví dụ như phát thải từ hoạt động đun nấu của một xã hay phát thải từ hoạt động khai thác than từ một mỏ than.
  • Để xác định các nguồn diện trong khu vực cần thực hiện các bước:
    • Tổng hợp danh sách các loại nguồn diện một cách toàn diện từ các tài liệu hướng dẫn kiểm kê trên thế giới; các hoạt động kiểm kê nguồn thải đã thực hiện và bất kỳ thông tin nào khác về các hoạt động phát thải phân tán trong khu vực kiểm kê.
    • Xác định các nguồn diện ưu tiên dựa trên mức độ có khả năng phát thải.
    • Xem xét danh sách và loại bỏ các nguồn thải không liên quan hoặc là các nguồn phát thải không đáng kể trong khu vực kiểm kê;
    • Căn cứ vào đặc thù của địa phương để xác định đối tượng nguồn diện phù hợp.
  • Trong phạm vi Tài liệu hướng dẫn này tập trung hướng dẫn kiểm kê chi tiết cho các nguồn diện sau:
    • Đun nấu dân dụng;
    • Đốt phế phẩm nông nghiệp (đốt rơm rạ, bã ngô, sẵn, lá cây…);
    • Đốt hở ngoài trời (rác thải, sinh khối);
    • Làng nghề, làng tái chế (bao gồm tái chế giấy; tái chế nhựa; tái chế nhôm, và kim loại nói chung; đúc đồng, rèn sắt…);
    • Công trình xây dựng;
    • Khai thác khoáng sản;
    • Các nguồn khác (bãi đỗ xe, hoạt động hỏa thiêu…).
  • Trường hợp tại địa phương có xảy ra các đám cháy rừng, có thể sử dụng các dữ liệu vệ tinh để kiểm kê phát thải từ đám cháy. Việc xác định danh mục nguồn diện thực hiện kiểm kê là rất cần thiết và phải được thực hiện chi tiết, kèm theo các thông tin về khu vực/vị trí/ô lưới kiểm kê.

2. Thông số kiểm kê nguồn diện

  • Thông số kiểm kê nguồn diện bao gồm, nhưng không giới hạn các thông số sau: NO2; SO2; CO; Bụi tổng số (PM/TSP), PM2,5, PM10. Thông số đối với từng loại nguồn diện cụ thể có thể khác nhau, và thường bao gồm các thông số trong bảng dưới đây:

kiểm kê nguồn diện

II. PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ NGUỒN DIỆN 
Một số phương pháp kiểm kê cho nguồn diện trong số các phương pháp đã trình bày ở mục II.4 theo cách tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên như sau:

1. Phương pháp sử dụng hệ số phát thải EF trong kiểm kê nguồn diện

Phương pháp này theo cả cách tiếp cận từ dưới lên và từ trên xuống. Mức phát thải của chất ô nhiễm (i) từ một nguồn thải được tính bằng công thức sau:

kiểm kê nguồn diện

Trong đó:

  • Ei: Mức phát thải của chất ô nhiễm (i) được thải ra từ một nguồn thải (tấn/năm)
  • A: Dữ liệu hoạt động của nguồn thải (tấn nhiên liệu/năm hoặc sản phẩm/năm)
  • EFi: Hệ số phát thải của chất ô nhiễm (i)

2. Các bộ hệ số phát thải sử dụng trong kiểm kê nguồn diện

Để tính toán lượng pháp thải từ nguồn diện theo phương pháp sử dụng EF, lựa chọn EF phù hợp với Bậc 1 (Tier 1) – là bậc chỉ tính đến tổng nhiêu liệu sử dụng, tiêu thụ. Có thể lựa chọn các EF cho các thông số trong các bộ hệ số dưới đây.

2.1. Bộ hệ số phát thải AP-42 của Hoa Kỳ

  • Bộ hệ số AP-42 có thông tin đầu vào được quy định cho từng loại nhiên liệu hoặc chất đốt cụ thể, do đó, cần thu thập đầy đủ các thông tin về thành phần của nguồn đốt. Các EF được thể hiện dưới dạng số hoặc công thức tương ứng dựa trên đặc điểm của mỗi nguồn đốt. Việc khai thác các EF từ nguồn AP-42 đòi hỏi người sử dụng phải có hiểu biết nhất định về các nguồn diện cần kiểm kê. Ví dụ, đối với nguồn đốt hở, để xác định được hệ số chính xác thì cần cung cấp đầy đủ các thông tin về độ ẩm hay thành phần của.
  • Do đó, với điều kiện thực tế về hệ cơ sở dữ liệu của nước ta hiện nay, việc sử dụng bộ hệ số AP-42 còn tương đối khó khăn.

2.2. Bộ hệ số phát thải EMEP/EEA của Châu Âu

  • Bộ hệ số EMEP/EEA được quy định theo từng mức độ, từ bậc 1 (Tier 1) đến bậc 3 (Tier 3). Mức độ, bậc càng cao thì yêu cầu về độ chi tiết của dữ liệu hoạt động càng lớn. Bộ hệ số EMEP/EEA cho phép người dùng khai thác được EF tuỳ theo từng trường hợp và mức độ chi tiết của các dữ liệu hoạt động của các nguồn thải được thu thập. Do đó, việc tiếp cận và khai thác dữ liệu EF từ bộ hệ số này tương đối đơn giản. Trong tài liệu Hướng dẫn này, các EF đối với nguồn diện đa số sẽ tham khảo từ bộ hệ số EMEP/EEA.

2.3. Bộ hệ số phát thải ABC-EIM

  • Tài liệu hướng dẫn kiểm kê phát thải ABC-EIM được biên soạn dựa theo các nghiên cứu điển hình về kiểm kê phát thải tại Indonesia và Thái Lan, đây là những quốc gia có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khá tương đồng với Việt Nam. Bộ EF được ban hành tại tài liệu Hướng dẫn này chủ yếu được khai thác từ các nguồn sẵn có và đã được nhóm tác giả hiệu chỉnh cho phù hợp với điều kiện tại các quốc gia nghiên cứu nói riêng và các nước đang phát triển tại châu Á nói chung. Do đó, bộ hệ số của ABC-EIM khá phù hợp để áp dụng tính toán kiểm kê nguồn diện tại Việt Nam trong điều kiện Việt Nam chưa có bộ hệ số phát thải được xây dựng cho quốc gia và địa phương.

2.4. Bộ hệ số phát thải của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

  • Bộ EF của WHO được tham khảo để khai thác EF đối với các phương tiện, máy móc sử dụng trong công trình xây dựng

2.5. Một số bộ hệ số phát thải được nghiên cứu trong nước

  • Bên cạnh các tài liệu quốc tế, có thể xem xét sử dụng một số kết quả nghiên cứu, điển hình như các đề tài nghiên cứu sau:
    • – Nguồn: Bài báo “Pham-Thi Hong Phuong, Trung-Dung Nghiem, PhamThi Mai Thao, Thanh-Dien Nguyen: Emission factors of selected air pollutants from rice straw open burning in the Mekong Delta of Vietnam”: https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1309104222000393: EF được xây dựng theo phương pháp cân bằng cacbon và tỷ lệ phát thải, tham khảo tại bảng 1.16, phụ lục 1.
    • Nguồn: Bài báo “Chau-Thuy Pham, Bich-Thuy Ly, Trung-Dung Nghiem, Thi Hong-Phuong Pham, Nguyen-Thi Minh, Ning Tang, Kazuichi Hayakawa & Akira Toriba : Emission factors of selected air pollutants from rice straw burning in Hanoi, Vietnam”: https://link.springer.com/article/10.1007/s11869-021-01050-6: Trong nghiên cứu này, các thí nghiệm trong tủ hút và tại đồng ruộng đã được thực hiện, mô phỏng kiểu đốt đống nhỏ phổ biến được nông dân miền Bắc Việt Nam. Các EF được xây dựng theo phương pháp cân bằng cacbon và tỷ lệ phát thải, tham khảo tại bảng 1.17, phụ lục 1.
    • Nguồn: Bài báo “Lai Nguyen Huy, Nguyen Thi Kim Oanh, Nguyen Hong Phuc, Chu Phuong Nhung : Survey-based inventory for atmospheric emissions from residential combustion in Vietnam”: https://link.springer.com/article/10.1007/s11356-020-11067-6: Trong nghiên cứu này, các khảo sát đối với hoạt động đun nấu dân dụng đã được thực hiện tại khu vực đô thị và nông thôn của vùng Đồng bằng Sông Hồng, từ đó xây dựng hệ số phát thải cho hoạt động đun nấu dụng dựa trên số liệu về dân cư.

kiểm kê nguồn diện

Báo cáo giảm phát thải khí nhà kính

III. CÔNG TÁC THU THẬP DỮ LIỆU KIỂM KÊ NGUỒN DIỆN

Việc lựa chọn các dữ liệu cần thiết phải thu thập và phương pháp thu thập dữ liệu dựa trên yêu cầu về mức độ chi tiết và phương pháp kiểm kê nguồn diện được sử dụng. Nguồn diện là loại nguồn có mức độ phân tán cao, do đó các dữ liệu được thu thập càng chi tiết, cẩn thận thì kết quả kiểm kê càng có độ chính xác, tin cậy cao. Trong khuôn khổ tài liệu Hướng dẫn này, phương pháp chính thu thập dữ liệu thông qua điều tra, khảo sát kết hợp khai thác một số thông tin thứ cấp từ các nguồn báo cáo, từ các cơ quan, đơn vị quản lý. Các dữ liệu điều tra, khảo sát sau khi được thu  thập, tổng hợp cần được xử lý, đánh giá độ tin cậy, tính nhất quán trước khi sử dụng để tính toán kiểm kê.

3.1. Hoạt động đun nấu dân sinh

Hoạt động này bao gồm tất cả các quá trình đốt nhiên liệu phục vụ đun nấu trong hộ gia đình, nhà hàng, quán ăn. Các loại nhiên liệu được sử dụng cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào các khu vực kiểm kê. Ví dụ: tại khu vực nông thôn, các nhiên liệu thường được sử dụng là rơm rạ, củi, than…; tại khu vực đô thị, các nhiên liệu được sử dụng chủ yếu là gas, điện…

Để tính toán tổng lượng phát thải từ hoạt động đun nấu dân sinh, cần thu thập tối thiểu các dữ liệu như sau:

  • Các loại nhiên liệu được sử dụng trong đun nấu dân dụng tại khu vực cần kiểm kê;
  • Lượng tiêu thụ trung bình của từng loại nhiên liệu tương ứng tại khu vực đó (theo tháng/ năm).
  • Việc thu thập dữ liệu theo phương pháp điều tra, khảo sát thực tế thường thực hiện theo dạng ô lưới. Trước tiên, cần xác định được khu vực với những đặc trưng riêng (khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, thương mại…), tiến hành chia ô lưới và lựa chọn cỡ mẫu trước khi bắt đầu thực hiện điều tra, khảo sát. Tùy thuộc vào nguồn lực sẵn có mà có thể lựa chọn cỡ mẫu phù hợp, tuy nhiên cỡ mẫu càng lớn thì dữ liệu điều tra càng chính xác. Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch với quy mô trên 50 phòng cần được tiến hành điều tra, khảo sát riêng.
  • Trong trường hợp thiếu nguồn lực thực hiện điều tra, khảo sát thì nguồn dữ liệu có thể được khai thác từ các nguồn thứ cấp, sẵn có. Ví dụ, tham khảo số liệu thống kê về tổng khối lượng tiêu thụ của từng loại nhiên liệu tại khu vực kiểm kê và sử dụng các EF sẵn có để tính toán.
  • Trong trường hợp tại khu vực kiểm kê chỉ sẵn dữ liệu về dân cư, dữ liệu này cũng có thể được sử dụng để tính toán tổng lượng phát thải từ hoạt động đun
  • nấu dân sinh.

3.2. Hoạt động đốt phế phẩm nông nghiệp

Phát thải từ nguồn đốt phế phẩm nông nghiệp (như đốt rơm rạ) được tính toán bằng cách nhân EF với dữ lượng sinh khối từ cây trồng bị đốt cháy. Trên thực tế, nếu chỉ có thể thu thập dữ liệu về diện tích canh tác cây trồng và sản lượng cây trồng, các dữ liệu này có thể được sử dụng để ước tính dữ lượng sinh khối từ cây trồng bị đốt cháy M theo một trong hai công thức sau:

Cách tính 1: 

kiểm kê nguồn diện

Trong đó:

  • Mj: dữ lượng sinh khối từ cây trồng j bị đốt cháy
  • Pj: sản lượng cây trồng j (kg/năm)
  • Sj: tỷ lệ dư lượng sản phẩm/cây trồng
  • Dj: tỉ trọng khô của phụ phẩm
  • Bj: tỉ lệ đốt phụ phẩm tại ruộng
  • nj: hiệu suất đốt cụ thể của cây trồng (phần bị oxy hoá trong quá trình đốt)

Cách tính 2: 

kiểm kê nguồn diện

Trong đó:

  • Yj: năng suất hằng năm của cây trồng j (kg/ha)
  • Aj: diện tích thu hoạch của cây trồng j (ha/năm)

Dữ liệu về diện tích và sản lượng cây trồng có thể được khai thác từ các cơ quan quản lý như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường hay các tài liệu sẵn có như Niên giám thống kê hàng năm.

Tỷ lệ phụ phẩm cây trồng bị đốt cháy ở từng khu vực là khác nhau và việc ước tính tỷ lệ đốt phụ phẩm nông nghiệp cần được điều tra, khảo sát theo từng địa phương cho từng vụ mùa trong năm. Các thông tin về Tỷ lệ dư lượng sản phẩm/cây trồng; Tỷ lệ chất khô/ cây trồng; Phần chất khô để lại ruộng; 

3.3. Hoạt động đốt rác thải ngoài trời

Việc xử lý chất thải rắn bằng cách đốt lộ thiên khá phổ biến ở nước ta, đặc biệt là tại các khu vực nông thôn. Việc đốt chất thải rắn theo quy trình xử lý chất thải rắn của các đơn vị có chức năng xử lý chất thải thực hiện không được hướng dẫn ở mục này.

Quá trình đốt hở thường xảy ra trong điều kiện nhiệt độ tương đối thấp, phát sinh lượng lớn các chất ô nhiễm (như PM, PM10, PM2,5, BC và OC dạng hạt, và các chất ô nhiễm dạng khí như NOx, CO, CH4 và NMVOC). Trên thực tế, việc đốt chất thải rắn sinh hoạt lộ thiên tại khu vực dân cư, khu vực công cộng là không được phép, việc đốt chất thải rắn sinh hoạt tự phát tại các khu vực khác cũng không được khuyến khích tuy nhiên, hoạt động này vẫn có thể xảy ra do tự phát. Do đó, thu thập dữ liệu hoạt động chỉ có thể được ước tính một cách gián tiếp thông qua các dữ liệu có sẵn.

kiểm kê nguồn diện

3.4. Hoạt động làng nghề

Trong khuôn khổ tài liệu Hướng dẫn này, các làng nghề được kiểm kê là các làng nghề mà trong quy trình sản xuất, tái chế có hoạt động đốt nhiên liệu (bao gồm tái chế giấy; tái chế nhựa; tái chế nhôm và kim loại nói chung; đúc đồng, rèn sắt…).

Để tính toán phát thải từ các làng nghề, các thông tin, dữ liệu cần thu thập tối thiểu bao gồm:

  • Loại hình sản xuất của làng nghề;
  • Số hộ/cơ sở kinh doanh của làng nghề;
  • Tổng lượng tiêu thụ nhiên liệu của từng hộ/năm;
  • Thông tin về hệ thống xử lý khí thải của các hộ/cơ sở kinh doanh;
  • Thông tin về diện tích kho bãi, nhà xưởng.

Việc ước tính tỷ lệ nguyên, nhiên vật liệu sử dụng tại các làng nghề có thể được thực hiện thông qua các số liệu sẵn có từ các cơ quan quản lý (Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh/ thành phố; Ban quản lý làng nghề, nếu có), hoặc thông qua điều tra khảo sát trực tiếp.

Các làng nghề mà trong quy trình không có hoạt động đốt nhiên liệu nhưng phát sinh các chất khí ô nhiễm cũng có thể được kiểm kê dựa trên sản lượng sản xuất trung bình năm của toàn khu vực.

3.5. Hoạt động xây dựng

Trong xây dựng có nhiều hoạt động có thể dẫn đến phát thải bụi như: giải phóng mặt bằng và phá dỡ; san lấp mặt bằng; vận hành thiết bị; hoạt động nghiền; vận chuyển và bốc dỡ vật liệu; các hoạt động xây dựng cụ thể như: trộn bê tông, vữa và thạch cao, khoan cắt, hoạt động mài, chà nhám, hàn và phun cát; hoàn thiện công trình,… Lượng bụi phát thải từ hoạt động xây dựng tỷ lệ thuận với diện tích đất mà công trình đang thực hiện và mức độ hoạt động xây dựng và tỷ lệ nghịch với số liệu về độ ẩm.

Bên cạnh đó, việc phát sinh các chất khí ô nhiễm (SO2, NO2,…) còn do hoạt động của các loại máy móc phục vụ hoạt động xây dựng như máy trộn bê tông, máy ủi, máy lu, đầm, máy xúc…

Việc thu thập dữ liệu từ các hoạt động xây dựng bao gồm xây dựng nhà ở dân cư, chung cư, trung tâm thương mại, làm đường sẽ phải thu thập số liệu về diện tích của công trình xây dựng, số tầng xây dựng và thời gian xây dựng công trình (tính theo tháng), số lượng máy công trình phục vụ xây dựng và thời gian trung bình vận hành các loại máy đó tại công trình; số liệu độ ẩm của đất (có thể thu thập từ các số liệu thống kê, nghiên cứu trong khu vực).

6. Khai thác khoáng sản

Hoạt động khai thác khoáng sản đóng góp một lượng lớn chất ô nhiễm vào môi trường, điển hình là bụi. Có thể phối hợp với các Tổng Công ty khoáng sản và các Sở Công thương tại các tỉnh/thành phố thu thập dữ liệu đối với hoạt động khai thác khoáng sản, bao gồm các dữ liệu về:

  • Diện tích và sản lượng khai thác tại bãi đối với từng loại khoáng sản;
  • Diện tích kho chứa và khối lượng khoáng sản được chứa trong kho. Bên cạnh đó, việc kết hợp sử dụng ảnh vệ tinh cũng có thể coi là nguồn dữ liệu hỗ trợ, phục vụ cho hoạt động kiểm kê.

kiểm kê nguồn diện

MÔI TRƯỜNG ENVISAFE – tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM, đáp ứng tiêu chí xử lý hồ sơ NHANH – TỐI ƯU CHI PHÍ tốt nhất cho doanh nghiệp. Chúng tôi với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm và tận tâm, cam kết xử lý hồ sơ đúng và đầy đủ theo yêu cầu của Quý Doanh Nghiệp !

Mọi thông tin chi tiết, LIÊN HỆ NGAY: HOTLINE – 0826.379.986 để TƯ VẤN MIỄN PHÍ và NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.

————————————————————————————————————————————————-

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT AN TOÀN MÔI TRƯỜNG ENVISAFE
☎Hotline: 0826.369.986
📧Email: envisafe.tech@gmail.com
📍KV Miền Bắc: Số 148, lô 8 Mở Rộng, phường Đằng Hải, quận Hải An, TP. Hải Phòng
📍KV Miền Nam: Đường 6, KDC Cityland Center Hills, Quận Gò Vấp, TP.HCM