Đánh giá tác động môi trường là gì? Để thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường cần những phương pháp nào? Hãy cùng MÔI TRƯỜNG ENVISAFE tìm hiểu các phương pháp thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua bài viết dưới đây!
I. BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
Báo cáo đánh giá tác động môi trường là một tài liệu chi tiết về các tác động tiềm năng của một dự án, chương trình hoặc hành động đến môi trường. Đây là một phần quan trọng của quy trình đánh giá tác động môi trường (EIA) hoặc các quy trình đánh giá tác động môi trường tương tự. Bảng báo cáo này thường điều tra các tác động tiềm năng của dự án hoặc chương trình trên các khía cạnh như đất đai, nước, không khí, động vật, thực vật, và sức khỏe con người. Nó có thể cung cấp thông tin chi tiết về các biện pháp đề xuất để giảm thiểu hoặc giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực đó. Báo cáo này thường được yêu cầu bởi các cơ quan quản lý môi trường hoặc các tổ chức có liên quan trước khi một dự án được phê duyệt hoặc triển khai để đảm bảo rằng các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ môi trường được thực hiện.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
2.1. Phương pháp liệt kê trong việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
Phương pháp này dựa trên việc lập bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động bởi dự án nhằm mục tiêu nhận dạng tác động môi trường. Một bảng kiểm tra được xây dựng tốt sẽ bao quát được tất cả các vấn đề môi trường của dự án, cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động cơ bản nhất cần được đánh giá chi tiết. Cụ thể:
- Liệt kê khối lượng và quy mô các hạng mục của Dự án.
- Liệt kê các loại máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào của Dự án.
- Liệt kê các hoạt động của Dự án cùng các tác động đến môi trường.
Phương pháp liệt kê trong việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường áp dụng trong việc đưa ra mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và nguồn chất thải phát sinh, quy mô, mức độ và đối tượng chịu ảnh hưởng.
2.2. Phương pháp kế thừa trong việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Phương pháp này nhằm xác định, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội ở khu vực thực hiện dự án thông qua các số liệu, thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau như: Niên giám thống kê, báo cáo tình hình kinh tế – xã hội khu vực, hiện trạng môi trường khu vực và các công trình nghiên cứu có liên quan. – Đồng thời, kế thừa các nghiên cứu và báo cáo đã có là thực sự cần thiết vì khi đó sẽ kế thừa được các kết quả đã đạt trước đó, đồng thời, phát triển tiếp những mặt cần hạn chế.
- Phương pháp kế thừa trong việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường áp dụng đối với khi thu thập các số liệu thông tin về điều kiện khí tượng, thủy văn khu vực
2.3. Phương pháp đánh giá nhanh trong việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Phương pháp đánh giá nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra trong quá trình hoạt động của dự án dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập;
- Phương pháp xác định hệ số ô nhiễm bụi theo hướng dẫn của WB.
- Phương pháp xác định hệ số ô nhiễm khí thải theo Natz Transport.
- Phương pháp đánh giá dựa trên hệ số ô nhiễm của tổ chức UNEP
Phương pháp đánh giá nhanh trong việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường thường được:
- Áp dụng trong các dự báo thiếu cơ sở tính toán hoặc chưa có số liệu tham khảo.
- Phương pháp này được áp dụng để tính dự báo tải lượng các thông số ô nhiễm bụi, khí thải trong giai đoạn thi công, xây dựng của dự án.
2.4. Phương pháp thu thập, thống kê, lập bảng số liệu trong việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Sử dụng để thu thập, phân tích và xử lý một cách hệ thống các nguồn số liệu về điều kiện tự nhiên, khí tượng, thủy văn, địa hình, địa chất, môi trường và kinh tế-xã hội tại khu vực dự án và lân cận, cũng như các số liệu phục vụ cho đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp khống chế, giảm thiểu tác động môi trường dự án.
Phương pháp thu thập, thống kê, lập bảng số liệu trong việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường áp dụng trong
- Chương 2: Điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, khí tượng, thủy văn, thông tin về hiện trạng hoạt động của dự án.
- Chương 3: Các số liệu tham khảo tại các dự án có hoạt động tương tự.
2.5. Phương pháp điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học trong việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Nghiên cứu các loài động vật (bao gồm trên cạn và dưới nước): chủ yếu dựa vào điều tra, khảo sát hiện trường, phỏng vấn người dân thông qua buổi tham vấn cộng đồng và kế thừa một số tài liệu nghiên cứu trước đây.
- Nghiên cứu về thực vật: được thể hiện bằng cách quan sát tại hiện trường, kế thừa các tài liệu nghiên cứu trước đây tại địa phương, đồng thời phỏng vấn người dân, chính quyền địa phương.
Phương pháp điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học trong việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường áp dụng trong:
- Đánh giá hiện trạng tài nguyên sinh vật của khu vực thực hiện dự án.
2.6. Phương pháp đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm trong việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Nhằm xác định các chỉ tiêu môi trường từ đó so sánh quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước. Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tự nhiên khu vực Dự án.
2.7. Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng trong việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Phương pháp này sử dụng trong quá trình họp tham vấn cộng đồng, phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện Dự án để thu thập các thông tin cần thiết cho công tác ĐTM
2.8. Phương pháp tham vấn chuyên gia, nhà khoa học trong việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Thực hiện tham vấn chuyên gia, nhà khoa học trong quá trình lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án
2.9. Phương pháp so sánh trong việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Dựa vào kết quả khảo sát, đo đạc tại hiện trường, kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm và kết quả tính toán theo lý thuyết, so sánh với quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam để xác định chất lượng môi trường hiện hữu tại khu vực dự án
Phương pháp so sánh trong việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường được áp dụng trong
- Chương 3: So sánh các giá trị nồng độ chất ô nhiễm trước xử lý so với QCVN hiện hành để đánh giá mức độ ô nhiễm.
- Chương 3: So sánh các giá trị nồng độ chất ô nhiễm sau xử lý với QCVN hiện hành để đánh giá hiệu quả xử lý.
2.10. Phương pháp chồng ghép bản đồ, phương pháp GIS trong việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Phương pháp chập bản đồ là phương pháp, phương pháp GIS được xây dựng bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp tại thực địa kết hợp sử dụng ảnh vệ tinh, chồng ghép bản đồ mặt bằng dự án với bản đồ địa hình khu vực. Từ đó xác định vị trí, mối quan hệ giữa dự án và các đối tượng xung quanh
Phương pháp chồng ghép bản đồ, phương pháp GIS trong việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường áp dụng tại Chương 1 và đánh giá mức độ tác động của dự án đến các đối tượng xung quanh tại Chương 3.
Qua bài viết này, mong rằng bạn sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc hiểu đúng về các phương pháp lập báo cáo đánh giá tác động môi trường với Doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi xanh. MÔI TRƯỜNG ENVISAFE tự hào là một trong những đối tác đáng tin cậy, mang đến các giải pháp hiệu quả trong việc tư vấn về lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Quý doanh nghiệp.
Mọi thông tin chi tiết, LIÊN HỆ NGAY: HOTLINE – 0826.379.986 để TƯ VẤN MIỄN PHÍ và NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.
————————————————————————————————————————————————-
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT AN TOÀN MÔI TRƯỜNG ENVISAFE
☎Hotline: 0826.369.986
📧Email: envisafe.tech@gmail.com
📍KV Miền Bắc: Số 148, lô 8 Mở Rộng, phường Đằng Hải, quận Hải An, TP. Hải Phòng
📍KV Miền Nam: Đường 6, KDC Cityland Center Hills, Quận Gò Vấp, TP.HCM