Dấu vết cacbon là gì? Tiêu chuẩn hóa đối với vấn đề dấu vết cacbon đang được áp dụng như thế nào? Tại sao cần thiết để ứng dụng trong lĩnh vực nông sản thực phẩm? Hãy cùng MÔI TRƯỜNG ENVISAFE tìm hiểu thông qua bài viết “Tiêu chuẩn hóa đối với vấn đề dấu vết cacbon trong lĩnh vực nông sản phẩm thực phẩm” dưới đây nhé!

I. THÔNG TIN CHUNG VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CACBON, KHÍ NHÀ KÍNH

1.1. Thông tin chung về cacbon, khí nhà kính, hiệu ứng nhà kính

  • Biến đổi khí hậu có liên quan đến cả hệ thống tự nhiên và nhân tạo, có thể gây tác động đáng kể đến nguồn lực sẵn có, hoạt động kinh tế và phúc lợi của con người
  • Yếu tố “khí nhà kính” (GHG)
  • Các sáng kiến nhằm giảm nhẹ nồng độ GHG trong bầu khí quyển trái đất,
    tạo điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu

1.2. Một số khái niệm về cacbon, khí nhà kính, hiệu ứng nhà kính

  • Khí nhà kính là loại khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính
  • Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng năng lượng bức xạ của Mặt Trời được hấp thụ trong khí quyển, chuyển hóa thành nhiệt lượng gây hiện tượng nóng lên toàn cầu (Luật Môi trường 2020)
  • Khí nhà kính (greenhouse gas): Thành phần thể khí của khí quyển, cả từ tự nhiên và từ con người, hấp thụ và phát ra bức xạ tại các bước sóng riêng trong phổ bức xạ hồng ngoại do bề mặt trái đất, khí quyển và các đám mây phát ra
  • Dấu vết (footprint): Số liệu được sử dụng để báo cáo kết quả đánh giá vòng đời của một lĩnh vực quan tâm
  • Dấu vết cacbon của sản phẩm (carbon footprint of a product) – CFP
  • Tổng lượng phát thải GHG và loại bỏ GHG trong hệ thống sản phẩm, được biểu thị theo CO2 tương đương và dựa trên đánh giá vòng đời sản phẩm chỉ sử dụng một loại tác động đơn nhất là tác động biến đổi khí hậu (ISO)
  • Dấu vết cacbon riêng phần của sản phẩm: Dấu vết cacbon của một (hoặc nhiều) quá trình được chọn trong một hệ thống sản phẩm

dấu vết cacbon

II. TIÊU CHUẨN VỀ DẤU VẾT CACBON CỦA SẢN PHẨM

2.1. Tiêu chuẩn về dấu vết cacbon của sản phẩm

Nhóm 1: Các phương pháp luận đơn lẻ, chỉ bao gồm phát thải và tác động liên quan đến biến đổi khí hậu
▪ ISO 14067 Khí nhà kính – Dấu vết cacbon của sản phẩm – Yêu cầu và hướng dẫn định lượng: tiêu chuẩn tham chiếu quốc tế để xác định CFP
▪ PAS 2050
Nhóm 2: Các phương pháp có phạm vi rộng hơn, bao gồm các vấn đề môi trường ngoài biến đổi khí hậu
▪ Dấu vết Môi trường của Sản phẩm – EFP (EU khuyến nghị): 16 loại tác động
▪ BP X30-323-0 General principles for an environmental communication on mass market products : Part 0 : general principles and methodological framework
▪ EN 15804 Sustainability of construction works – Environmental product declarations – Core rules for the product category of construction products

Các tiêu chuẩn đều dựa trên nguyên tắc nêu trong
❑ ISO 14040 Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời của sản phẩm – Nguyên tắc và khuôn khổ
❑ ISO 14044 Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời của sản phẩm – Yêu cầu và hướng dẫn.

Các tiêu chuẩn ISO hỗ trợ chuyển đổi kiến thức khoa học thành công cụ nhằm giúp giải quyết biến đổi khí hậu.
❑ Nhóm tiêu chuẩn ISO 14060 cung cấp sự rõ ràng và nhất quán để định lượng, quan trắc, báo cáo và thẩm định (xác nhận giá trị sử dụng) hoặc thẩm tra (kiểm tra xác nhận) phát thải và loại bỏ GHG để hỗ trợ phát triển bền vững thông qua nền kinh tế có lượng thải cacbon thấp
▪ ISO 14064-1 nêu chi tiết các nguyên tắc và yêu cầu để thiết kế, triển khai, quản lý và báo cáo các kiểm kê GHG của cấp tổ chức
▪ ISO 14064-2 nêu chi tiết các nguyên tắc và yêu cầu để xác định các đường cơ sở và để quan trắc, định lượng và báo cáo về phát thải của dự án. Tiêu chuẩn này tập trung vào các dự án GHG hoặc các hoạt động ở mức dự án được thiết kế đặc biệt nhằm giảm lượng thải GHG và/hoặc tăng cường loại bỏ GHG
▪ ISO 14064-3 nêu chi tiết các yêu cầu để thẩm tra các tuyên bố GHG liên quan đến các kiểm kê GHG, dự án GHG và dấu vết cacbon của sản phẩm

❑ Nhóm tiêu chuẩn ISO 14060 
▪ ISO 14065 xác định các yêu cầu đối với các cơ quan thẩm tra và thẩm định các tuyên bố GHG
▪ ISO 14066 quy định các yêu cầu về năng lực cho tổ chức thẩm tra và thẩm định
▪ ISO 14067 quy định các nguyên tắc, yêu cầu và hướng dẫn định lượng dấu vết cacbon của sản phẩm. Mục đích của tiêu chuẩn này là để định lượng các phát thải GHG liên quan đến các giai
đoạn vòng đời của một sản phẩm, bắt đầu từ việc khai thác tài nguyên và tìm nguồn nguyên liệu thô và qua các giai đoạn sản xuất, sử dụng và kết thúc vòng đời của sản phẩm đó
➢ Thủy sản
➢ Chât dẻo
➢ Sản phẩm công nghệ đồ họa

dấu vết cacbon

2.2. TCVN ISO 14067:2020 Khí nhà kính – Dấu vết cacbon của sản phẩm – Yêu cầu và hướng dẫn định lượng

Các nguyên tắc định lượng CFP (11):

  • Quan điểm vòng đời: Việc định lượng CFP sẽ xem xét toàn bộ vòng đời của sản phẩm, bao gồm mua bán nguyên liệu thô, thiết kế, sản xuất, vận chuyển/giao hàng, sử dụng và xử lý kết thúc vòng đời
  • Cách tiếp cận tương đối và đơn vị chức năng hoặc đơn vị công bố Nghiên cứu CFP được cấu trúc xung quanh một đơn vị chức năng (CFP) hoặc đơn vị công bố (CFP riêng phần) và các kết quả được tính tương ứng với đơn vị chức năng hoặc đơn vị công bố này
  • Cách tiếp cận lặp lại: Áp dụng phương pháp lặp lại bằng cuộc đánh giá bốn giai đoạn của LCA cho nghiên cứu CFP. Phương pháp này góp phần làm tăng tính nhất quán của nghiên cứu CFP và các kết quả được báo cáo
  • Cách tiếp cận khoa học được ưu tiên
    • khoa học tự nhiên (như vật lý, hóa học, sinh học)
    • các phương pháp khoa học khác (như khoa học xã hội và kinh tế)
    • phương pháp tiếp cận trong các công ước quốc tế có liên quan và hợp lệ trong phạm vi địa lý
    • các quyết định dựa trên các lựa chọn giá trị cho phép
  • Tính thích hợp: Sự lựa chọn dữ liệu và phương pháp cho phép thực hiện thành công việc đánh giá phát thải và loại bỏ GHG phát sinh từ hệ thống đang nghiên cứu
  • Tính toàn diện: Sự xem xét đầy đủ tất cả các phát thải và loại bỏ GHG tạo đóng góp đáng kể cho CFP hoặc CFP riêng phần của hệ thống sản phẩm được nghiên cứu.
  • Tính nhất quán: Việc áp dụng các giả định, phương pháp và dữ liệu theo cùng một cách thức trong suốt quá trình nghiên cứu CFP để đạt được kết luận phù hợp với mục tiêu và xác định phạm vi/quy mô
  • Tính kết hợp: Việc áp dụng các phương pháp luận, tiêu chuẩn và tài liệu hướng dẫn đã được quốc tế công nhận và chấp nhận cho các loại sản phẩm nghiên cứu, giúp tăng khả năng so sánh giữa các CFP trong bất kỳ chủng loại sản phẩm cụ thể nào
  • Tính chính xác: Đảm bảo rằng sự định lượng CFP và CFP riêng phần là chính xác, có thể thẩm tra, kiểm chứng, thích hợp và không gây hiểu lầm, và giảm tối đa độ chệch cũng như độ không đảm bảo đo
  • Tính minh bạch: Đảm bảo rằng việc giải quyết các vấn đề liên quan được ghi thành văn bản theo cách trình bày thông tin mở, một cách đầy đủ, toàn diện, công khai, rõ ràng và dễ hiểu
  • Tránh tính hai lần: Tránh tính hai lần các phát thải và loại bỏ GHG trong hệ thống sản phẩm được nghiên cứu khi việc phân định cùng các lượng phát thải và loại bỏ GHG chỉ xảy ra một lần

Phương pháp luận:

  • Nghiên cứu CFP gồm bốn giai đoạn của đánh giá vòng đời (LCA) : xác định mục tiêu và phạm vi, phân tích kiểm kê vòng đời (LCI), đánh giá tác động của vòng đời sản phẩm (LCIA) và diễn giải vòng đời đối với CFP và CFP riêng phần.
  • Các đơn vị quá trình được nhóm thành các giai đoạn vòng đời, ví dụ: mua bán nguyên liệu thô, thiết kế, sản xuất, vận chuyển/giao hàng, sử dụng và giai đoạn kết thúc.
  • Phát thải và loại bỏ GHG khỏi vòng đời của sản phẩm được ấn định cho giai đoạn vòng đời trong đó xảy ra phát thải và loại bỏ GHG.

2.3. ISO 22948:2020 Carbon footprint for seafood — Product category rules (CFP–PCR) for finfish

❑ Tính toán và truyền đạt dấu vết carbon của các sản phẩm cá từ việc đánh bắt và/hoặc trồng trọt nguyên liệu thức ăn cho đến việc tiêu thụ các sản phẩm cá
❖ Seafood & Finfish
❑ Áp dụng cho dấu vết carbon của các sản phẩm từ cả chuỗi giá trị thủy sản và nuôi trồng thủy sản
❑ Nguyên tắc tính toán và trao đổi thông tin về dấu vết carbon: theo ISO 14067:2018

Các yếu tố cần lưu ý về phương pháp tính dấu vết carbon:

  • Đơn vị chức năng hoặc đơn vị công bố
    Ví dụ: Xác định CFP riêng phần trên hệ thống sản xuất nuôi trồng thủy sản. Chọn ranh giới hệ thống từ khu vực ương dưỡng đến cổng trại nuôi. Đơn vị công bố là “1 tấn cá hồi nuôi được cân tươi tại cổng trang trại”.
  • Nguyên tắc báo cáo dữ liệu và phương pháp luận (có ví dụ)
    • Đánh giá tác động
    • Ranh giới hệ thống
    • Yêu cầu về dữ liệu
    • Phân bổ (đối với các quy trình sản xuất nhiều sản phẩm)
    • Diễn giải
    • Vấn đề sử dụng đất và thay đổi sử dụng đất

dấu vết cacbon

2.4. Tiêu chuẩn/hướng dẫn của một số quốc gia về dấu vết cacbon

❑ Trung Quốc: xác định CFP đối với sữa thanh trùng
❑ Nhật Bản: hướng dẫn đối với việc tính CFP-PCR cho hai nhóm thực phẩm

  • Thực phẩm dễ hư hỏng (Perishable foods) rau quả, nấm, sữa nguyên liệu, hải sản khai thác, thịt lợn, thịt gà, trứng
  • Thực phẩm chế biến (Processed foods) gạo Japonica, dầu cải, xúc xích&dăm bông, socola, cà phê hòa tan, mì/miến ăn liền, nước giải khát, gia vị, đường tinh luyện, sữa, hải sản chế biến

III. TƯ VẤN DẤU VẾT CACBON CỦA SẢN PHẨM

Các đơn vị có nhu cầu tư vấn dấu vết cacbon của sản phẩm có thể tự mình thực hiện. Tại MÔI TRƯỜNG ENVISAFE, chúng tôi cung cấp các giải pháp tư vấn dấu vét cacbon theo tiêu chuẩn quốc tế, với những ưu điểm vượt trội:

  • Chi phí hợp lý
  • Thời gian thực hiện nhanh, chuyên nghiệp
  • Đảm bảo theo yêu cầu của pháp luật về Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế