Kiểm kê khí nhà kính là gì? Vai trò của kiểm kê khí nhà kính như thế nào trong đời sống? Có những phương pháp nào để kiểm kê khí nhà kính. Hãy cùng MÔI TRƯỜNG ENVISAFE tìm hiểu thông qua bài viết “Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính” dưới đây nhé!

I. THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH

  • Kiểm kê phát thải (EI): là hoạt động xây dựng danh mục các nguồn ô nhiễm không khí và lượng phát thải các chất ô nhiễm từ các nguồn thải trong một vùng địa lý và một khoảng thời gian nhất định.
  • Nguồn điểm: là các nguồn phát thải có vị trí cố định, có lượng phát thải tương đối ổn định các chất gây ô nhiễm vào khí quyển và có thể nhận dạng được. Điển hình của nguồn điểm là các ống khói phát thải khí, bụi thải từ các hoạt động công nghiệp và ống khói của các cơ sở có hệ thống đốt (lò hơi công nghiệp, lò đốt chất thải).
  • Nguồn diện: là các nguồn phát thải các chất gây ô nhiễm vào khí quyển của một khu vực cụ thể, phát sinh từ các hoạt động của con người. Nguồn diện bao gồm các nguồn phát thải rời rạc, các nguồn phát thải không ổn định, có thể xác định được vị trí. Ví dụ như các nguồn phát thải từ hoạt động đun nấu của một xã hay các phát thải từ hoạt động khai thác than từ một mỏ than.
  • Nguồn di động: là các nguồn di động phát thải các chất gây ô nhiễm vào khí quyển bao gồm các phương tiện, động cơ và thiết bị phát thải liên tục di chuyển từ nơi này sang nơi khác và không có vị trí cố định. Nguồn di động được chia ra làm 2 nguồn là nguồn di động chạy trên đường (xe cộ) và nguồn di động không chạy trên đường (máy nông nghiệp, máy bay, tàu thủy,…).
  • Hệ số phát thải (EF): là hệ số đại diện mối liên hệ giữa lượng chất ô nhiễm thải vào khí quyển với hoạt động gây ra việc phát thải chất ô nhiễm đó. Hệ số phát thải thường được biểu thị bằng khối lượng của chất gây ô nhiễm trên một đơn vị khối lượng, khoảng cách, hoặc quãng thời gian của hoạt động phát ra ô nhiễm (ví dụ kg bụi/tấn than đốt hay g CO/km xe chạy); có thể là các hệ số phát thải không kiểm soát – được xây dựng với giả thiết các công nghệ kiểm soát phát thải không được áp dụng, hoặc hệ số phát thải có kiểm soát – được xây dựng với giả thiết các công nghệ kiểm soát phát thải được áp dụng.
  • Năm cơ sở: là năm thực hiện kiểm kê hoặc năm tham chiếu được coi như mốc chuẩn để so sánh các số liệu kiểm kê trong quá khứ và tương lai cho các năm khác nhau. Năm cơ sở được tùy chọn tùy thuộc vào mục đích của kiểm kê, các yêu cầu quy định và tính khả dụng của dữ liệu. Trong nhiều trường hợp, năm gần nhất với thời gian hiện tại mà có đủ dữ liệu để làm kiểm kê được chọn làm năm cơ sở.
  • Dữ liệu sơ cấp: là các dữ liệu phục vụ kiểm kê được thu thập, tổng hợp từ các kết quả đo đạc và điều tra, khảo sát.
  • Dữ liệu thứ cấp: là các dữ liệu phục vụ kiểm kê được thu thập, tổng hợp từ các nguồn thống kê, báo cáo, nghiên cứu, mô hình hoá, ảnh vệ tinh, các công bố và các dữ liệu khác.

Kiểm kê khí nhà kính theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP. 

II. MỤC ĐÍCH CỦA KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH

2.1. Mục đích của kiểm kê khí nhà kính

Kiểm kê phát thải là một trong những nội dung cơ bản của Kế hoạch quản lý chất lượng không khí và là hoạt động quan trọng phục vụ cho nhiều mục đích, trong đó có một số mục đích như sau:

  • Xác định được các nguồn gây ô nhiễm, mức độ đóng góp của các nguồn phát thải, phục vụ xây dựng các quy định và chiến lược quản lý chất lượng không khí (CLKK), sắp xếp ưu tiên nguồn phát thải cần kiểm soát.
  • Đánh giá xu thế phát thải theo không gian và thời gian.
  • Cung cấp thông tin đầu vào cho các mô hình để đánh giá và dự báo CLKK.
  • Đánh giá tác động tiềm tàng của các nguồn ô nhiễm mới.
  • Xác định mức độ tuân thủ các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn khí thải.
  • Xác định vị trí cho các hoạt động giám sát CLKK xung quanh.

2.2. Thông số của kiểm kê khí nhà kính

  • Thông số kiểm kê phát thải được lựa chọn phụ thuộc vào mục đích kiểm kê (chẳng hạn xác định nguồn gây ô nhiễm bụi chỉ cần kiểm kê phát thải đối với thông số bụi). Bên cạnh các thông số đã được quy định tại Công văn số 3051/BTNMTTCMT ngày 07 tháng 6 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn kỹ thuật xây dựng kế hoạch quản lý môi trường không khí cấp tỉnh, tuỳ thuộc vào đặc thù nguồn thải của từng địa phương mà có thể lựa chọn thêm các thông số khác ngoài phạm vi được quy định. Các thông số kiểm kê phát thải trong phạm vi tài liệu Hướng dẫn này bao gồm: bụi tổng số (PM/TSP), bụi PM10, bụi PM2,5, lưu huỳnh điôxít(SO2), cácbon mônoxit (CO), nitơ điôxít (NO2), và bổ sung thông số Hydrocacbon (HC) đối với nguồn di động. Đối với các loại nguồn khác nhau (nguồn diện, nguồn điểm, nguồn di động) sẽ có thể lựa chọn thông số thực hiện kiểm kê khác nhau.

kiểm kê khí nhà kính

III. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH

Các cách tiếp cận trong kiểm kê phát thải gồm tiếp cận từ trên xuống (top-down) và tiếp cận từ dưới lên (bottom – up) và cách tiếp cận kết hợp (top – down và bottom – up).

3.1. Cách tiếp cận từ trên xuống (top-down) (còn được gọi là cách tiếp cận đi từ tổng thể):

  • Sử dụng các hệ số phát thải (EF) chung kết hợp với dữ liệu hoạt động tổng hợp ở mức cao (quốc gia, khu vực) của nguồn thải để ước tính lượng phát thải cho một ngành, một khu vực địa lý (quốc gia, khu vực) (ví dụ: EF × mức tiêu thụ nhiên liệu quốc gia). Cách tiếp cận này có ưu điểm sử dụng nguồn lực tối thiểu, nhưng kết quả ước lượng phát thải thường có mức độ chính xác không cao, được sử dụng khi thiếu các số liệu địa phương hoặc nguồn lực thu thập thông tin bị hạn chế.
  • Cách tiếp cận này còn được gọi là phương pháp kiểm kê phát thải nhanh và được sử dụng để ước tính sơ bộ về thải lượng ô nhiễm.

3.2. Cách tiếp cận từ dưới lên (bottom-up) (còn gọi là cách tiếp cận đi từ chi tiết):

  • Sử dụng dữ liệu đặc thù của từng nguồn cụ thể (đối với các nguồn điểm) hoặc dữ liệu đặc thù cho phân loại nguồn chi tiết nhất về mặt không gian (đối với các nguồn diện và nguồn di động). Cách tiếp cận này dùng để ước tính phát thải cho những nguồn riêng lẻ, sau đó tổng hợp thành tổng lượng phát thải của một khu vực địa lý. Cách tiếp cận này cho kết quả ước lượng phát thải có mức độ chính xác cao hơn cách tiếp cận từ trên xuống, nhưng đòi hỏi nhiều nguồn lực, cần khảo sát, thu thập, tổng hợp dữ liệu chi tiết hoạt động của từng nguồn cụ thể (thường không sẵn có dữ liệu). Kết quả kiểm kê phát thải có thể sử dụng để lập bản đồ phân bố phát thải theo không gian

kiểm kê khí nhà kính

Nguồn tham khảo: Wikipedia

MÔI TRƯỜNG ENVISAFE – tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM, đáp ứng tiêu chí xử lý hồ sơ NHANH – TỐI ƯU CHI PHÍ tốt nhất cho doanh nghiệp. Chúng tôi với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm và tận tâm, cam kết xử lý hồ sơ đúng và đầy đủ theo yêu cầu của Quý Doanh Nghiệp !

Mọi thông tin chi tiết, LIÊN HỆ NGAY: HOTLINE – 0826.379.986 để TƯ VẤN MIỄN PHÍ và NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.

————————————————————————————————————————————————-

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT AN TOÀN MÔI TRƯỜNG ENVISAFE
☎Hotline: 0826.369.986
📧Email: envisafe.tech@gmail.com
📍KV Miền Bắc: Số 148, lô 8 Mở Rộng, phường Đằng Hải, quận Hải An, TP. Hải Phòng
📍KV Miền Nam: Đường 6, KDC Cityland Center Hills, Quận Gò Vấp, TP.HCM