Giấy phép Môi trường là gì? Đối tượng nào phải thực hiện giấy phép môi trường? Thời hạn của Giấy phép Môi trường trong bao lâu? Hãy cùng MÔI TRƯỜNG ENVISAFE tìm hiểu thông qua bài viết “Giới thiệu về Giấy phép Môi trường” dưới đây nhé!

I. GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?

  • Giấy phép môi trường là một văn bản pháp lý được cấp bởi cơ quan chính phủ hoặc cơ quan quản lý môi trường của một quốc gia, khu vực hoặc địa phương. Nó cho phép một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện một loạt các hoạt động có tiềm ẩn ảnh hưởng đến môi trường một cách hợp pháp.
  • Giấy phép môi trường thường đòi hỏi người đề xuất hoặc tổ chức phải cung cấp thông tin về các hoạt động dự kiến và cách thức mà họ sẽ đảm bảo rằng các hoạt động đó không gây ra tác động tiêu cực đáng kể đến môi trường hoặc cộng đồng xung quanh. Nó có thể bao gồm các điều kiện và quy định cụ thể để giám sát và điều chỉnh các hoạt động đó trong suốt thời gian của dự án hoặc hoạt động được cấp phép.
  • Mục đích của giấy phép môi trường là bảo vệ và duy trì chất lượng môi trường tự nhiên, giảm thiểu hoặc ngăn chặn tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người, cũng như đảm bảo sự tuân thủ của các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường.

II. ĐỐI TƯỢNG PHẢI THỰC HIỆN GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG LÀ AI?

  • Theo Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020, đối tượng phải có giấy phép môi trường gồm: Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức. Tuy nhiên, các dự án này nếu thuộc  trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
  • Ngoài ra, dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường giống như các dự án trên cũng thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

III. ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG CÓ THẨM QUYỀN ĐĂNG KÝ, CẤP PHÉP CHO GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

  • Theo Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng: Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của UBND cấp tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
  • Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
  • UBND cấp tỉnh cấp giấy phép môi trường đối với Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39 của Luật này; Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên; Đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 39 của Luật này đã được UBND cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  • UBND cấp huyện cấp giấy phép môi trường đối với đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này, trừ trường hợp đã quy định ở trên.

giấy phép môi trường

IV. THỜI ĐIỂM NỘP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP CẤP PHÉP CHO GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Khoản 2, điều 29, nghị định 08/2022/NĐ-CP

a) Chủ dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường sau khi đã hoàn thành công trình xử lý chất thải cho toàn bộ dự án hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án (nếu dự án có phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn) hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án;

b) Chủ dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường sau khi có đầy đủ hồ sơ theo quy định;

c) Chủ dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường để bảo đảm thời điểm phải có giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm nhưng chậm nhất trước 45 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của cấp bộ, trước 30 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tính đến thời điểm phải có giấy phép môi trường.

Trường hợp không bảo đảm thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại điểm này, chủ dự án đầu tư phải có thông báo gia hạn thời gian vận hành thử nghiệm theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 31 Nghị định này để được cấp giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm;

d) Chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường để bảo đảm thời điểm phải có giấy phép môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định này nhưng chậm nhất trước 45 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của cấp bộ, trước 30 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tính đến thời điểm phải có giấy phép môi trường.

giấy phép môi trường

Giấy phép Môi trường

V. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP CẤP PHÉP CHO GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 

Căn cứ Khoản 1, Điều 43, luật BVMT 72/2020/QH14; Căn cứ Điều 29, nghị định 08/2022/NĐ-CP

a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;

b) Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;

c) Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

–  Đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường: bản sao báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng;

–  Đối với dự án đầu tư, cơ sở không thuộc quy định tại điểm a khoản này: chủ dự án, cơ sở không phải nộp tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.

VI. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP CẤP PHÉP CHO GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Khoản 2, Điều 43, luật BVMT 72/2020/QH14

  • Bước 1: Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Luật này. Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
  • Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường.
  • Bước 3: Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở;
    • Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép môi trường;
    • Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép môi trường.

VII. THỜI HẠN CỦA GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Khoản 4, Điều 40, luật BVMT 72/2020/QH14

  • 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;
  • 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;
  • 10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
  • Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở).

VIII. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CHI TIẾT THỰC HIỆN GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

  • Căn cứ luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam;
  • Căn cứ nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

giấy phép môi trường

MÔI TRƯỜNG ENVISAFE – tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM, đáp ứng tiêu chí xử lý hồ sơ NHANH – TỐI ƯU CHI PHÍ tốt nhất cho doanh nghiệp. Chúng tôi với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm và tận tâm, cam kết xử lý hồ sơ đúng và đầy đủ theo yêu cầu của Quý Doanh Nghiệp !

Mọi thông tin chi tiết, LIÊN HỆ NGAY: HOTLINE – 0826.379.986 để TƯ VẤN MIỄN PHÍ và NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.

————————————————————————————————————————————————-

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT AN TOÀN MÔI TRƯỜNG ENVISAFE
☎Hotline: 0826.369.986
📧Email: envisafe.tech@gmail.com
📍KV Miền Bắc: Số 148, lô 8 Mở Rộng, phường Đằng Hải, quận Hải An, TP. Hải Phòng
📍KV Miền Nam: Đường 6, KDC Cityland Center Hills, Quận Gò Vấp, TP.HCM