Kiểm kê khí nhà kính là gì? Trong kiểm kê cần tuân theo nguyên tắc và quy trình thực hiện như thế nào? Hãy cùng MÔI TRƯỜNG ENVISAFE tìm hiểu thông qua bài viết “Hệ số phát thải sử dụng trong kiểm kê phát thải” dưới đây nhé!

Báo cáo giảm nhẹ khí nhà kính

I. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN KIỂM KÊ

Trong kiểm kê phát thải, cần đảm bảo một số nguyên tắc sau đây:

1. Tính minh bạch

Các giả định và phương pháp thực hiện kiểm kê cần có căn cứ, được trình bày rõ ràng và minh bạch. Ví dụ như việc bỏ qua các nguồn thải nhỏ, hay việc áp dụng phương pháp luận cho một nguồn nào đó. Việc thu thập, tổng hợp dữ liệu hoạt động của nguồn phát thải phải có đầy đủ hồ sơ, được trình bày dễ hiểu và được đánh giá bởi người sử dụng kết quả kiểm kê.

2. Tính tin cậy

Việc thực hiện hoạt động kiểm kê phát thải tiến hành theo quy trình và kế hoạch đã xây dựng, đáp ứng mục tiêu kiểm kê. Số liệu EI được kiểm chứng và kiểm tra qua toàn bộ quá trình QA/QC và có thể được so sánh với các nghiên cứu khác để đánh giá về tính tin cậy. Ví dụ như cùng một nguồn, với sự cải tiến về công nghệ, giảm thiểu sử dụng nguyên liệu đầu vào nhưng lại có lượng phát thải lớn hơn thì có thể kết quả kiểm kê là chưa đáng tin cậy, cần phải được kiểm tra, rà soát lại, đánh giá và khẳng định kết quả kiểm kê đã thực hiện.

3. Tính hoàn chỉnh

Hoạt động kiểm kê phát thải nên thực hiện cho tất cả các nguồn (nguồn điểm, nguồn diện và nguồn di động) và bao gồm toàn bộ phạm vi địa lý của các nguồn thuộc khu vực kiểm kê. Trường hợp các nguồn không được tính vào trong kết quả kiểm kê, cần được lý giải để làm rõ trong báo cáo kiểm kê phát thải cuối cùng.

4. Tính nhất quán

Việc thực hiện kiểm kê cần nhất quán về các yếu tố với các hoạt động kiểm kê trước đó, có thể giải thích được về phương pháp luận, dữ liệu đầu vào. Các yếu tố khác cũng nên có sự nhất quán nhất định. Ví dụ, thông số được kiểm kê nên duy trì qua các năm, thông số kiểm kê của tỉnh, thành phố nên tương đồng với thông số kiểm kê ở cấp quốc gia, trừ các thông số đặc thù (nếu có).

5. Tính so sánh

Kết quả kiểm kê phát thải và thông tin chi tiết cần được so sánh, đánh giá giữa các chương trình kiểm kê khác nhau, thực hiện bởi các nhóm kiểm kê khác nhau, giữa các năm khác nhau.

kiểm kê
 

Thông tin cần cung cấp để lập báo cáo kiểm kê

II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN KIỂM KÊ PHÁT THẢI 

Hoạt động kiểm kê phát thải bao gồm một số nội dung và các bước công việc cụ thể như sau:

1. Xây dựng kế hoạch kiểm kê: việc lập kế hoạch trong hoạt động kiểm kê rất quan trọng, đảm bảo đạt được các mục tiêu của kiểm kê. Kế hoạch bao gồm kế hoạch chung và kế hoạch cụ thể cho từng loại nguồn trong khu vực kiểm kê, bao gồm cả tiến độ thực hiện. Mọi hoạt động kiểm kê được lập kế hoạch càng rõ ràng, chi tiết thì tổ chức thực hiện sẽ càng hiệu quả.

2. Xác định mục tiêu kiểm kê: bao gồm các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, mục tiêu ưu tiên hoặc các mục tiêu đặc biệt khác.

3. Xác định nguồn lực kiểm kê: việc xác định nguồn lực phụ thuộc vào mục tiêu kiểm kê và khả năng đáp ứng, bao gồm xác định nhân sự thực hiện (trong đó chỉ định những người phụ trách và người trực tiếp thực hiện kiểm kê, người thực hiện bản đồ phân bố nguồn thải), kinh phí thực hiện, xác định thời gian hoàn thành kiểm kê, các đơn vị phối hợp, đơn vị/cá nhân cung cấp dữ liệu và các nguồn lực khác như cơ sở hạ tầng, mức độ sẵn có của các cơ sở dữ liệu, kinh phí thực hiện.

4. Xác định năm cơ sở tính toán phát thải và giới hạn địa lý thực hiện kiểm kê: cần xác định tính toán phát thải cho 01 năm cụ thể (năm cơ sở), tất cả các nguồn thải sẽ được tính toán cho năm đó. Thường năm kiểm kê cơ sở được xác định là năm gần nhất có thể thu thập dữ liệu một cách toàn diện nhất. Ví dụ, quá trình kiểm kê thực hiện từ quý II năm 2024 thì năm kiểm kê cơ sở có thể là năm 2022 hoặc 2023, tùy thuộc vào mức độ đầy đủ và đại diện của dữ liệu có thể thu thập, tổng hợp.

Giới hạn địa lý cho khu vực kiểm kê cần được xác định rõ ràng (tỉnh/thành phố, khu vực, vùng, quốc gia). Lưu ý là kiểm kê phát thải cho một khu vực không bao gồm các nguồn thải ngoài giới hạn địa lý đã xác định.

5. Xác định các nguồn thải và thông số kiểm kê chính và khả thi: cần liệt kê tối đa các loại nguồn thải chính trong khu vực theo các nhóm nguồn thải (điểm, diện, di động). Đối với các loại nguồn thải khác nhau thì bộ thông số kiểm kê có thể không giống nhau. Ngoài ra cần xác định vị trí địa lý của các nguồn thải.

6. Xác định phương pháp thu thập thông tin dữ liệu về nguồn thải phục vụ kiểm kê: mức độ chi tiết của thông tin, đầu mối thu thập, cách thức thu thập, phương pháp tổng hợp quản lý thông tin phục vụ tính toán kiểm kê. Đối với các dữ liệu về nguồn thải, trong trường hợp không có sẵn dữ liệu sơ cấp (kết quả đo lường và khảo sát) thì có thể sử dụng dữ liệu thứ cấp (thống kê, báo cáo, nghiên cứu và các công bố). Trong đó, cần lưu ý về độ phân giải theo thời gian: các bộ dữ liệu phát thải có độ phân giải tối thiểu theo tháng.

7. Lựa chọn cách tiếp cận và phương pháp kiểm kê: căn cứ vào mức độ chi tiết của thông tin thu thập, điều tra về nguồn thải và nguồn lực thực hiện để xác định cách tiếp cận và phương pháp kiểm kê chi tiết đối với từng loại nguồn thải.

8. Tiến hành thực hiện kiểm kê phát thải: kiểm kê theo kế hoạch đã xây dựng.

9. Hoạt động QA/QC: hoạt động QA/QC càng cụ thể, chi tiết thì hiệu quả đạt được của công tác kiểm kê càng lớn, kết quả kiểm kê càng đáng tin cậy

10. Xây dựng báo cáo kiểm kê: cần xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê cho tất cả các nguồn thải của khu vực kiểm kê và có thể xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê cho từng loại nguồn.

11. Lưu giữ toàn bộ hồ sơ thực hiện kiểm kê: nhằm hỗ trợ lưu trữ và kiểm soát dữ liệu; cho phép theo dõi thay đổi kiểm kê và lập cơ sở dữ liệu kiểm kê.

12. Cập nhật, lưu trữ và quản lý toàn bộ dữ liệu kiểm kê trong cơ sở dữ liệu (data base) hoặc bộ dữ liệu (dataset) về kiểm kê phát thải để dễ dàng tra cứu, tổng hợp và cập nhật dữ liệu theo thời gian.

kiểm kê

Nguồn tham khảo: Wikipedia

III. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM KÊ  

Kế hoạch QA/QC toàn diện là chìa khóa để đạt được kết quả kiểm kê chính xác; giảm được các chi phí phải bổ sung, cập nhật thêm số liệu kiểm kê. Hoạt động QA/QC tác động đến toàn bộ quy trình, quá trình thực hiện kiểm kê. Hoạt động kiểm kê đối với mỗi loại nguồn khác nhau sẽ có các yêu cầu về hoạt động QA/QC khác nhau nhưng tối thiếu gồm các nội dung sau:

1. Bảo đảm chất lượng QA

QA bao gồm các hoạt động không nằm trong quá trình thực hiện kiểm kê phát thải thực tế. Thường thủ tục QA sẽ bao gồm việc xem xét (review) và kiểm chứng (audit) chất lượng thực hiện, kết quả kiểm kê. Trong đó:

  • Xem xét bởi các chuyên gia có kinh nghiệm: nên tiến hành trước khi hoàn thành kiểm kê để xác định được các vấn đề tiềm ẩn và các sửa đổi; Các nguồn phát thải chính cần được ưu tiên trong quá trình xem xét; Xem xét tổng quan về phương pháp thực hiện và các giả định.
  • Kiểm chứng độc lập: nhằm đánh giá tính hiệu quả của đội ngũ thực hiện kiểm kê theo các quy trình, hướng dẫn kiểm kê; có thể được thực hiện trong quá trình chuẩn bị thực hiện kiểm kê; và nên tập trung nhiều vào việc phân tích quy trình thủ tục tương ứng được thực hiện để xây dựng kế hoạch kiểm kê thay vì tập trung vào phương pháp và kết quả kiểm kê.

2. Kiểm soát chất lượng QC

QC nhằm mục đích kiểm tra chất lượng nói chung liên quan đến tính toán, xử lý dữ liệu, tính đầy đủ của dữ liệu và việc lập hồ sơ, tài liệu liên quan đến tất cả các nguồn kiểm kê phát thải. QC có thể được thực hiện thông qua một số biện pháp sau:

  • Có thể chính những người thực hiện kiểm kê thực hiện hoạt động QC: ví dụ kiểm tra việc thiếu hoặc trùng lặp các nguồn thải, mức độ chính xác của các công thức tính toán; kiểm tra đơn vị tính liên quan và các yếu tố về chuyển đổi đơn vị; kiểm tra việc tuân thủ theo quy trình kiểm kê; kiểm tra sự phù hợp của các EF được sử dụng với đặc điểm của nguồn thải; xem xét lại toàn bộ các tài liệu lưu trữ.
  • Có thể xác thực dữ liệu hoạt động bằng cách sử dụng dữ liệu thứ cấp:

Ví dụ về xác thực dữ liệu thứ cấp:

– Điều tra hộ gia đình cho thấy mỗi hộ gia đình trung bình tiêu thụ 10 kg than/ngày. Trong khu vực nghiên cứu có 5000 hộ gia đình. Hầu hết các gia đình đốt than trong suốt 04 tháng tháng 11 đến tháng 2 và không đốt vào thời điểm mùa hè.

– Dữ liệu thứ cấp: doanh số bán hàng nội địa (bán than) của khu vực nghiên cứu là 5.200 tấn.

– Xác thực: từ dữ liệu điều tra, nếu mỗi hộ đốt than mỗi ngày trong từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau thì số lượng than tiêu thụ trong khu vực khoảng là 120 ngày x 10kg x 5.000 hộ = 6.000 tấn than. So sánh với dữ liệu thứ cấp thì số liệu tiêu thụ thực tế ít hơn số khảo sát. Điều này có thể do nhiều hộ gia đình có thể không sử dụng đến 10kg than/ngày.

– Như vậy hai bộ số liệu là chưa hoàn toàn nhất quán với sai lệch là 14%. Số liệu này có thể chấp nhận được.

– Tính toán kiểm kê bằng 2 hay nhiều cách khác nhau: ví dụ tính toán lượng phát thải của 1 nhà máy sử dụng EF và sử dụng số liệu từ CEMS.

– So sánh kết quả kiểm kê phát thải với kết quả kiểm kê được công bố, nghiệm thu từ các đề tài, nhiệm vụ đã thực hiện.

– Tham vấn ý kiến của chuyên gia độc lập.

– Sử dụng phương pháp mô hình để kiểm tra lại kết quả kiểm kê đã thực hiện.

kiểm kê

MÔI TRƯỜNG ENVISAFE – tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM, đáp ứng tiêu chí xử lý hồ sơ NHANH – TỐI ƯU CHI PHÍ tốt nhất cho doanh nghiệp. Chúng tôi với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm và tận tâm, cam kết xử lý hồ sơ đúng và đầy đủ theo yêu cầu của Quý Doanh Nghiệp !

Mọi thông tin chi tiết, LIÊN HỆ NGAY: HOTLINE – 0826.379.986 để TƯ VẤN MIỄN PHÍ và NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.

————————————————————————————————————————————————-

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT AN TOÀN MÔI TRƯỜNG ENVISAFE
☎Hotline: 0826.369.986
📧Email: envisafe.tech@gmail.com
📍KV Miền Bắc: Số 148, lô 8 Mở Rộng, phường Đằng Hải, quận Hải An, TP. Hải Phòng
📍KV Miền Nam: Đường 6, KDC Cityland Center Hills, Quận Gò Vấp, TP.HCM